Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
No Result
View All Result
Trang chủ Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Output phụ (Gởi đi) của mixer

0
CHIA SẺ
4
XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Output phụ (Gởi đi) (Auxiliary Output (Sends))

Không có quy tắc bất di bất dịch nào để làm cho tín hiệu đi qua mạch điện của channel đến aux send. Thông thường, sử dụng các hướng dẫn sau của các hãng sản xuất.

Theo quy tắc chung, tín hiệu monitor hay foldback sẽ gửi bản sao của nó trước khi qua EQ onboard và fader (nói cách khác, những điều chỉnh không ảnh hưởng đến chất lượng âm hay cường độ của tín hiệu từ các bus đó). Cái này gọi là pre-EQ/pre-fader (trước EQ/trước fader). Mục đích của việc tách chức năng của núm monitor send ra khỏi sự di chuyển của fader channel là cho phép các người vận hành điều chỉnh mức độ riêng biệt mà không cần quan tâm tới việc mức độ monitor nânglên gần tới điểm xảy ra feedback, cũng như không phải để ý việc nó giảm đến điểm không thể nghe được nó trên sân khấu. Trong phần lớn trường hợp, việc xem xét cho khán giả khác với xem xét trên sân khấu.

Đôi khi monitor send lấy tín hiệu của nó sau khi qua EQ Channel, trong trường hợp đó nó sẽ được gọi là post-EQ/pre-fader (qua-EQ/trước-fader) (nói cách khác, điều chỉnh EQ của channel sẽ tạo ra một sự thay đổi tương tự cho chất lượng âm của tín hiệu monitor, nhưng sự chuyển động của fader sẽ không ảnh hưởng đến nó).

Theo truyền thống, chỉ có mixer phòng thu (studio) mới kết nối điều chỉnh EQ của channel input vào tín hiệu monitor (trên board (mixer) này, chức năng monitor thường gọi là cue). Có vài board được thiết kế với cả studio và live mixing trong ý nghĩ, đây là nơi mà cấu hình này thường bắt gặp ở live mixing. Vài người vận hành thật sự thích thiết kế này trong các ứng dụng live mà tín hiệu monitor được mix từ house (main-FOH) mixer.

Có lẽ tốt cho cả hai là sử dụng mixer có post-EQ monitor trong live pro-sound. Nói chung, nó thích hợp để điều chỉnh chất lượng âm sắc của tiếng nói và nhạc cụ dội lại trong monitor. Điều này là do khi hai hay nhiều ca sĩ hay nhạc công đang hát hay chơi chung với nhau, người vận hành hiệu chỉnh âm sắc để làm chất âm cá nhân của họ hòa hợp tốt hơn với nhau. Nếu những điều chỉnh này được thực hiện có hiệu quả, diễn viên có thể hưởng lợi từ việc có điều chỉnh tiếng dội trong âm thanh monitor. (Nói cách khác, xem xét tốt và điều chỉnh hiệu quả tiếng nói, nhạc cụ hài hoà với nhau giúp tạo ra sự hòa hợp tốt hơn, dù là mix FOH hay mix monitor. Nhấn mạnh, trên thật tế, những người vận hành hệ thống giàu

Output phụ (Gởi đi) của mixer 
Hình 7.2: Mẫu điều khiển channel input cho một mixer 24 x 8.

(A) Nguồn 48V phantom on /off, cho phép cung cấp năng lượng từ xa cho hầu hết miccro condenser thông qua dây micro.

(B) 30dB pad in / out, cho phép giảm thêm cho bộ suy giảm của input cao cấp, đối với trường hợp C và / hay D không đủ.

(C) (D) Mic Trim và Line Trim. Trong thiết kế mixer, bộ suy giảm riêng biệt được cung cấp từ các jack input XLR và các jack input 1 / 4 “.

(E) MIC / LINE select. Lựa chọn input channel cho dù nhận được tín hiệu từ jack XLR hay từ jack 1 / 4″ line input.

(F) Đảo phase. Cho phép phân cực được đảo ngược lại khi cần thiết. Một thí dụ của chuyện này là micro tùy chọn ở dưới trống snare.

(G) High Pass Filter. Nút này cắt giảm tần số thấp, thí dụ, cho vocal hay nhạc cụ khác không có nhu cầu cần tần số thấp.

(H) EQ kiểm soát tần số cao với shelving cut/boost.

(I) EQ high-mid với peaking, hay chuông đặc trưng (bell characteristic). Cái trên điều chỉnh sự lựa chọn tần số trung tâm, Cái dưới kiểm soát sự thay đổi số lượng cut hay boost. (Ở các hãng sản xuất khác, trên vài mixer, vị trí của hai nút này đảo ngược. Trên vài thiết kế, nó là loại đồng trục, đôi, nói cách khác là một cái nút vặn ở bên trong cái khác).

(J) EQ low-mid với peaking, hay bell đặc trưng. Tương tự như high-mid, trừ giải của tần số trung tâm khác nhau.

(K) EQ kiểm soát tần số thấp với shelving cut/boost.

(L) EQ in/out, thoát khỏi EQ khi cần thiết, được sử dụng thường xuyên nhất khi người vận hành mong muốn mẫu tín hiệu không có EQ, thay vì phải đặt ở giữa tất cả các nút điều chỉnh EQ.

(M) Auxiliary send 1 và 2, trong thiết kế này là post-fader , với switch để cho phép điều khiển ở trước fader volume nếu cần.

(N) Auxiliary send 3 và 4 là trong thiết kế này là nối vĩnh viễn với đằng sau fader (post-fader). Thông thường đây là những hiệu ứng send.

(O) PAN, gởi channel output trên cơ sở chuyển sang trái hay phải, trái sang submasters đánh số lẻ, phải sang submasters số chẵn.

(P) Submaster switch chuyển giao, sử dụng kết hợp với PAN.

(Q) Switch on / off channel, cho phép channel nghỉ ngơi khi không cần thiết.

(R) Solo (PFL), cho phép giám sát trước fader của các channel qua head-phone, hay kiểm tra mức độ trong master VU meter.

(S) LED cao điểm quá tải, đèn sáng lên là một channel gần bị quá tải.

(T) Fader.

kinh nghiệm nhất đôi khi cũng mất cảnh giác, vì họ không luôn ở một vị trí để nghe những kết quả trên sân khấu. Lỗi ở đây đôi khi có thể thật sự làm bối rối cho diễn viên).

Nhưng những bất lợi chính của post-EQ monitor send trong ứng dụng live là có nhiều khả năng xảy ra feedback ở giải tần số mà trong mixer chính có thực hiện việc boost. Chẳng hạn, nếu boost EQ ở nhiều giải tần số khác nhau cho nhiều ca sĩ (rất phổ biến), gain before feedback của hệ thống monitor có khuynh hướng giảm (nói cách khác, sẽ tăng khả năng bị feedback). Điều này là vì boost được thực hiện bởi EQ onboard sẽ làm tăng đáp tần hiệu quả trong các lĩnh vực đó của âm phổ mà sự boost bắt đầu. Kết quả là, có thể tạo ra sự peak sẽ đi tới điểm xảy ra feedback. Vì lý do này, monitor send thường nối với pre-EQ.

Effects send hầu như luôn là post-fader, vì vậy bất kỳ sự điều chỉnh EQ và/hay fader channel nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu từ đó gửi đi. Điều này thông thường là do thiết bị effect sẽ nhận được một tín hiệu tương tự như gửi đến main mix, và trả ngược lại phiên bản đã sửa đổi cho phù hợp. (Thí dụ: Nếu người vận hành cắt giảm các tần số cao từ EQ của channel, chúng ta thường mong chờ những tiếng high trên echo được giảm tương tự, những echo khác chỉ cần nét âm thanh giống với tín hiệu ban đầu. Luôn luôn giữ cùng nguyên tắc này cho fader mức độ tổng).

Đôi khi hãng sản xuất gán những send này cho reverb và/hay echo, vì đây là công dụng phổ biến nhất cho một hiệu ứng vòng lặp (effect loop). (Tùy chọn này thường chỉ sử dụng trên mixer kích cỡ trung bình 12 channel hay ít hơn. Trong trường hợp của reverb send, đôi khi hãng sản xuất đã có trong thiết kế mixer một reverb loại dây lò xo rung động (spring) cơ bản trong chính bản thân mixer, trong các mixer mới hơn có thể là một reverb kỹ thuật số (digital) hay bộ xử lý đa tác dụng (multi processor).

Một input channel thường có một hay nhiều send, (đôi khi trên tất cả) hãng sản xuất chỉ đơn giản là dán nhãn aux. Muốn biết các nhãn này là pre hay post, người vận hành có thể cần phải tham khảo tài liệu của hãng sản xuất hay làm một số thử nghiệm và mày mò với nó để xác định nên mong đợi gì khi mixer sử dụng cho một sự kiện thật tế. Nhiều mixer chất lượng cao cho phép người vận hành quyết định từ pre hay post bằng cách trang bị một switch thay đổi điểm lấy tín hiệu cho các aux cụ thể, send đến channel tương ứng.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

EQ Onboard của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Bộ suy giảm input của mixer

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Các dạng sóng phức tạp (Complex Waveforms)

Các dạng sóng phức tạp (Complex Waveforms)

Quan điểm về hệ thống thiết thực

Quan điểm về hệ thống thiết thực

Cộng hưởng (Resonance)

Cộng hưởng (Resonance)

Các loại thiết kế cơ bản của Equalizer

Các loại thiết kế cơ bản của Equalizer

Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của hệ thống âm thanh

Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của hệ thống âm thanh

Micro và những cảm biến đầu vào khác

Micro và những cảm biến đầu vào khác

Mixer và các phụ kiện liên quan

Mixer và các phụ kiện liên quan

equalizers

Equalizers

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Bài viết gần đây

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam

Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
Địa chỉ: Số 440 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949440440
Email: daotaoamthanh@gmail.com

Hỗ trợ


– Trang chủ

– Giới thiệu

– Tin tức

– Dịch vụ

– Đặt quảng cáo

– Liên hệ

Liên kết


– Saomai Audio

– Diễn đàn âm thanh

– Lắp đặt hệ thống âm thanh nhà thờ

– Lắp đặt hệ thống âm thanh

– Lắp đặt âm thanh phòng họp

– Lắp đặt âm thanh hội nghị

Khóa học


– Khóa học âm thanh cơ bản

– Khóa học âm thanh nâng cao

– Khóa học âm thanh chuyên sâu

– Khóa học phần mềm âm thanh

– Khóa học đào tạo chuyên gia âm thanh

– Khóa học đào tạo kỹ sư âm thanh

Copyright 2023 © Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam

No Result
View All Result
  • Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ

© 2023 Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam