Nghiên cứu micro không dây (Wireless Microphone Consisderation)
Micro không dây rõ ràng đòi hỏi một máy phát sóng (transmitter) kết nối với micro, và một bộ thu (receiver) kết nối với mixer. Với thiết kế cầm tay, máy phát thường được bao gồm trong bản thân microphone. Với một micro lavaliere (hay clip-on), máy phát có thể có dạng thức là một hộp chứa pin, hay dây đeo.
Máy thu có hai cấu hình thiết kế cơ bản, ăng-ten đơn và ăng-ten kép. Việc thiết kế ăng-ten kép thường được gọi là máy thu đa dạng (diversity receiver) và thường được thiết kế với các mạch nội bộ mà chủ yếu là cho phép máy thu lựa chọn ăng-ten nào nhận được tín hiệu mạnh nhất tại bất kỳ thời điểm nào. Ưu điểm của thiết kế đa dạng được minh họa trong hình 5.17.
Dĩ nhiên tần số phát và tần số sóng thu vô tuyến (được gọi là tần số sóng mang) phải được điều hợp đúng. Điều này không thể thay đổi, được thực hiện bởi hãng sản xuất, cho dù một số hệ thống đưa ra quyền lựa chọn để chọn một trong các tần số có sẵn được cung cấp trong giai đoạn sản xuất, trong trường hợp cả máy phát và thu phải được chuyển đổi (switched) thích hợp do người dùng. Có khả năng có thể phát sinh lo ngại nghiêm trọng trong việc lựa dải tần số vô tuyến thích hợp cho các ứng dụng.
Ở đây có khuynh hướng được một thỏa hiệp về chi phí so với khả năng của hệ thống để hoạt động mà không đụng chạm nguồn tần số khác do đài phát thanh phát ra. Nhìn chung, những cân nhắc có thể tham gia ở đây là khá phức tạp và đáng được tư vấn trực tiếp với hãng sản xuất tương ứng.

Hình 5.17 :Tính thu sóng đa dạng so với không đa dạng (non-diversity) của micro không dây. Sự lựa chọn giữa các ăng ten đôi thu sóng đa dạng và hai ăng-ten để làm giảm khả năng bỏ cuộc bất ngờ (drop-off) do sự triệt tiêu phase trực tiếp và phản xạ của những tín hiệu tần số sóng ngang.
Những dải tần số vô tuyến được sử dụng trong thiết kế micro không dây có thể được chia gần đúng như sau. (Tài liệu của hãng sản xuất trong từng trường hợp cần được tư vấn để bảo đảm rằng không có liên quan đến những thủ đoạn (ruse) của FCC (Cục quản lý sóng truyền thanh & truyền hình Mỹ), mà có thể bị chồng lấn bởi các thiết bị đặc biệt).
Hệ thống băng tần thấp VHF (VHF low-band system) này thường có tại các loại micro rẻ tiền nhất mặc dù giải này cũng chia sẻ tần số với điện thoại không dây và hệ thống sử dụng không dây dân dụng khác.
Hệ thống băng tần cao VHF (VHF high-band system) (150 – 216MHz) hiện là thiết kế không dây thường gặp nhất. Giải này được chia sẻ một phần bởi các kênh truyền hình 7 -> 13. Ở đây, lựa chọn kênh (channel) vận hành thích hợp đầu tiên liên quan đến việc phải chắc rằng channel lựa chọn cho micro không dây không trùng với kênh truyền hình hoạt động trong cùng một vị trí địa lý. Đồng thời, cũng có những dịch vụ phát thanh thương mại khác hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu một hệ thống VHF băng tần cao sẽ thực hiện trên đường lưu diễn, có lẽ nên chọn dùng hệ thống lựa chọn được tần số (selectable-frequency) để cho phép chuyển đổi sang tần số vô tuyến không dùng đến tại một vị trí đã cho.
Băng tần thấp UHF (UHF low-band) (450 – 600MHz) và băng tần cao UHF (UHF high-band) (806 – 950MHz) có khuynh hướng đắt hơn mà còn có khuynh hướng bị nhiễu sóng tự do nhiều hơn đáng kể.

Hình 5.18 : Micro Lavaliere clip-on tiêu biểu.

Hình 5.19: Một thiết kế microphone bổ sung quan trọng. Trong vài trường hợp quan trọng, phải có một microphone hoàn toàn đặt trên một bề mặt phẳng. Minh hoạ này mô tả lợi thế chính của một loại micro ranh giới (boundary), triệt tiêu phản xạ từ một bề mặt cứng. Micro này cũng thường thấy sử dụng trên thềm trước sân khấu và gần bên dưới nắp piano. (Loại micro đặc biệt này, với thiết kế condenser đa hướng chất lượng cao, bán trên thị trường là một loại Pressure-Zone Microphone (PZM), được phát triển bởi Crown International). Micro ranh giới nói chung được tiếp thị bởi các hãng sản xuất một trong hai loại: thiết kế omni-directional và uni-directional.

Hình 5.20 : Hướng dẫn thêm về micro.
Hình trên: Khi nghe được tiếng feedback, bản năng đầu tiên thường bóp chặt che đầu micro. Điều này làm giảm hoàn toàn các mô hình định hướng và cũng tạo ra một khoang cộng hưởng, làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Ngay lập tức, thay vì kiểm soát mức độ. Nếu nghi ngờ channel nào gây ra sự việc này, hãy bình tĩnh giảm mức độ kiểm soát tổng thể cho đến khi vấn đề dừng lại. (Thỉnh thoảng chúng ta có thể di chuyển chính micro và / hay sử dụng cơ thể con người để đưa che micro, sau đó đưa một người nào khác để mình rảnh tay giảm mức độ kiểm soát).
Hình dưới: Thử cầm một micro uni-directional giống như minh họa có khuynh hướng biến micro này thành micro omni-diretional, thật sự làm giảm khả năng loại bỏ các âm thanh từ thật tế. Kết quả thường là bị feedback.

Hình 5.21: Giảm gain của hệ thống có sẵn với nhiều micro. Mỗi lần chúng ta mở gấp đôi số micro ở một gain nhất định, tất cả cái khác đều cân bằng, chúng ta cho phép tăng gấp đôi số lượng output của hệ thống để tính toán lại thông qua hệ thống, bị giảm gain before feedback là 3db. Điều này có thể có tầm quan trọng rất lớn, thí dụ, trong chương trinh sân khấu, dàn nhạc giao hưởng và hội nghị lớn có nhiều vị trí micro.