Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Trang chủ
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
No Result
View All Result
Trang chủ Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

0
CHIA SẺ
5
XEM
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi (Achieving a Workable Gain Structure)

Đã giới thiệu khái niệm về cấu trúc gain (chương 4) là vô cùng quan trọng, cần ghi nhớ khi điều khiển mixer bất kỳ, nhưng lại là điều cơ bản nhất. Ngoài những cấu trúc gain trong các thiết bị sân khấu của hệ thống, mixer điển hình 12 channel trở lên thường có ít nhất ba giai đoạn kiểm soát gain có sẵn để người vận hành điều chỉnh.
Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer 
Hình 7.4: Phần master mẫu..

Thiết kế phổ biến nhất trong mixer là trang bị những subgroup để phân chia từng submaster out sang âm thanh nổi (stereo), cho ra Main (chính) output left và right bằng cách chỉnh pan ra sao. Đối với phần lớn các ứng dụng live ở những điểm diễn nhỏ, chẳng hạn như một phòng hòa nhạc lớn, sử dụng mix mono . Trong mixer không có sum-output, bất cứ khi nào sử dụng mix mono, chúng ta chỉ cần lựa chọn giữa trái hay phải, và chỉ định nó như là “main” của chúng ta. (Hướng dẫn bổ sung được trình bày trong chương 13 để sử dụng thay thế các cấu hình này.)

Aux. master dĩ nhiên kiểm soát mức độ âm lượng gửi đến Aux. output, sử dụng cho monitor sân khấu hay hiệu ứng. Aux. input (đôi khi có nhãn Aux. return) được trang bị cho các tình huống khi một hiệu ứng bắt buộc phải quay trở lại. Lẽ ra, cho dù hầu hết người vận hành thích dùng một input chanell tiêu chuẩn cho hiệu ứng return. Sử dụng một input chanell tiêu chuẩn có ưu điểm là nó cho phép điều khiển mix level dễ dàng hơn, có thể bổ sung EQ cho tín hiệu return và có thể dùng hiệu ứng return để cung cấp cho một thiết bị hiệu ứng khác nếu bạn muốn. Vì những lý do này, các hãng sản xuất mixer chất lượng cao hiện đại ngày càng có khuynh hướng thiết kế hiệu ứng return giống như một input channel tiêu chuẩn.

Sum, dĩ nhiên là mix kết hợp từ Left và Right master.

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của MixerHoàn tất một cấu trúc gain khả thi của MixerHoàn tất một cấu trúc gain khả thi của MixerHoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Hình 7.5: Thiết kế ma trận (matrix) (trong trường hợp này là 4 x 4) cho phép kiểm soát từng output riêng biệt, mà người vận hành có thể gửi submixes trong bất kỳ sự kết hợp độc lập đúng ýnào của mix chính. Ứng dụng điển hình của ma trận là cung cấp thêm mix monitor sân khấu bổ sung, hay cung cấp cho tape-recorder multi-channel với kỳ vọng để remixing sau này. Trên đây thể hiện một mẫu kết hợp.

Một cấu trúc gain hiệu quả trong một mixer thông thường bao gồm việc sau đây: (1) Các cần điều khiển có sẵn được điều chỉnh cho một sự kiện cho phép dễ dàng chấp nhận khoảnh khắc đến thời điểm điều chỉnh. (2) Thỏa hiệp hợp lý được tìm thấy giữa: (a) những âm thanh mềm (soft) nhất hay tín hiệu input yếu nhất (weakest) cần phải được khuếch đại gấp nhiều lần (nơi lượng noise hệ thống và noise xung quanh, và tiềm năng tiếng hú feedback là những yếu tố chính), và (b) âm thanh lớn nhất trên sân khấu và các tín hiệu mạnh nhất có thể gặp phải (khi tránh bị distortion là sự băn khoăn chính). Sự cân đối của các yếu tố này và sự nhậy cảm về công việc có thể cho phép điều chỉnh linh hoạt các công cụ trong khi vẫn giữ các mixer trong giới hạn hữu ích của nó.

Một cách thiết lập cấu trúc gain khả thi là khi tiến hành kiểm tra âm thanh (sound check) trước sự kiện (event), có vẻ có khả năng phải dùng cách làm sao cho âm thanh lớn nhất khi hướng dẫn thiết lập các input attenuator của mỗi channel. (Thí dụ: nếu ca sĩ dự kiến sẽ nói chuyện hay hát lớn lên, dường như sẽ hợp lý nếu cố đoán trước điều này trong khi sound check, người vận hành nên yêu cầu ca sĩ hay diễn giả thể hiện phong cách cá nhân của họ bằng cách trổ ra hết mức tối đa của mình, và xác lập các điều khiển một cách thích hợp để tránh distortion ở giai đoạn mix). Nếu mixer trang bị PFL meter, người vận hành dễ dàng đánh giá một thiết lập tối đa phù hợp với các bộ input attenuator đơn giản bằng cách tham khảo mỗi channel trên PFL meter (nên nhớ rằng nếu nâng (boost) những điều khiển channel EQ thường xuyên sẽ làm tăng mức pre-fader, có thể cần bù lại bằng cách tiếp tục giảm mức độ input).

Một khi những level (mức độ) đã được thiết lập để không có channel nào bị quá tải, người vận hành sẽ giảm dần dần input attenuator của những channel quá lớn trong mix chính, khi các fader đang định vị tại các điểm tham khảo đã chọn. Nói chung, các channel có tín hiệu sẽ có mức lớn nhất khi mix sẽ là những cái mà mức pre-fader sẽ giữ nguyên tại hay gần mức tối đa của nó trên meter. (Mức độ cao nhất (highest level) khi mix âm nhạc điển hình, thí dụ, có thể hướng theo ca sĩ chính, và chắc chắn là bộ trống, phổ biến nhất là kick và snare). Các bộ input attenuator của channel còn lại có thể được điều chỉnh thấp xuống để cho các fader được đưa vào một phạm vi làm việc hợp lý, vì vậy nó không bao giờ xuống ở vị trí dưới cùng đường chạy của nó.

Hầu hết pot rất hữu dụng khi thiết lập (set) trong phạm vi trung tâm, giữa 1/2 và 3/4 trong phạm vi của nó, vì điều này cần chức năng điều chỉnh lên hay xuống linh hoạt nhất. (Có thể khác trong những thiết kế khác, theo cách pot và/hay faders được hướng dẫn sử dụng bởi hãng sản xuất, do đó, mỗi thiết kế cần được sản xuất riêng cho đặc điểm riêng của mình. Một số thiết kế của pot có thể rất nhạy ở mức thấp nhất hay cao nhất ở hai đầu đường chạy của nó, nơi mà một chuyển động nhẹ đôi khi có thể có một kết quả nhiều hơn. Những cái khác có thể có các điểm nóng ở đâu đó trong khoảng giữa của nó).

Điều chỉnh thay đổi input attenuator, như đã đề cập, nên được dùng để mang những fader vào một khu vực hoàn toàn khả thi trong tổng chiều dài của nó. Thông thường các hãng sản xuất sẽ cung cấp hướng dẫn đánh dấu khoảng chạy của fader để chỉ thị ra một điểm tham khảo lý tưởng, hay thiết lập trung bình, cho người vận hành. (Nên nhớ rằng khi điều chỉnh lại mức input attenuator cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín hiệu tại aux send, vì vậy nó cần phải được điều chỉnh chính xác). (Với những mixer analog thông dụng ở VN, có thể chọn điểm đánh dấu 0dB trên fader làm điểm chuẩn – ND).

Tương tự, nếu sức mạnh của tín hiệu tại fader master mạnh đến nỗi nó cần phải rất gần đáy đường chạy của nó mới có được mức độ đúng ý cho mix toàn bộ, sau đó thiết lập trung bình trên faders và / hay sắp đặt riêng trên các input attenuator có thể bị giảm cho phép người vận hành mang những master vào một giải dễ dùng hơn. Chúng ta cũng có thể giảm toàn bộ hệ thống tại một EQ outboard hay bộ xử lý tín hiệu khác, chẳng hạn như kiểm soát input level của crossover.

Nếu sử dụng submasters, kiểm tra PFL tại submasters và các faders chính, cố gắng tìm sự cân đối gain hợp lý ở mỗi giai đoạn được hiển thị trên PFL meter. Cuối cùng, hãy kiểm tra những output meter chính để bảo đảm hiển thị tình trạng quá tải này không chỉ có ở program level lớn nhất. Nếu tình trạng quá tải xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào dọc đường tín hiệu, giảm mức input hơn nữa cho đến khi tìm thấy sự cân bằng thích hợp cho vị trí fader. Trong mixer thiết kế tốt, các thao tác trên thường sẽ bảo đảm không có sự quá tải của các mạch đang xảy ra ở giai đoạn mix.

Figure 7-6.jpg
Hình 7.6: Kết nối input channel mẫu.

Trong cả hai thí dụ ở đây, các line input nói chung sẽ ít nhạy hơn (và có (trở kháng impedance) cao hơn một chút) so với input micro, cho phép xử lý được line level tiêu chuẩn. Thường nhất nó chỉ đơn giản là hai loại jack guitar tiêu chuẩn, mặc dù trên một số mixer, Line in có cấu hình TRS balanced. Một jack phone unbalance (jack guitar chuẩn), đã giới thiệu trong chương 5 có thể được cắm jack như vậy trong mọi trường hợp. Nhưng một plug TRS balanced sẽ không chức năng đó trừ khi các jack Line in cũng là balanced. (Các cấu hình nối dây được mô tả trong Chương 16).

Line Out trong thí dụ A sẽ cho phép chúng ta nhận được tín hiệu từ post-fader output channel riêng biệt, dùng thường xuyên nhất là trong recording multi-channel.

Đối với patching-purpose (mục đích ráp nối) thí dụ như cho một limiter hay EQ insert (chèn) bổ sung. Trong thí dụ A hai line unbalanced được sử dụng, thường được gọi là Send và Return. Thí dụ B sử dụng một jack cắm TRS, với Tip và Ring là các line riêng biệt, hiển thị trong hình 7.8.

Figure 7-7.jpg
Hình 7.7: Phần master mẫu, kết nối ở bảng điều khiển phía sau của mixer 16 x 4 x 2.

Thông thường mixer hay gặp cái này mà không cần truy cập sách hướng dẫn sử dụng. Bảng mẫu này ra giả thuyết bảng output này là một phức hợp (composite) bao gồm một số nguồn thông thường, gây nhầm lẫn cho người sử dụng thiếu kinh nghiệm.

Stack: Thông thường là một input, được chỉ định để nhận tín hiệu từ một mixer bổ sung đã bao gồm trong main output.

Inserts: Ở đây chúng ta có thể giả định rằng jack TRS insert là một định dạng như trong hình 7.8. Nếu không chắc chắn về việc Tip (Đầu nhọn của jack) là send hay return, cố gắng mày mò thử nghiệm để thiết lập định dạng cho toàn bộ mixer. Nếu insert không đánh dấu theo channel, thì nó tương ứng với output cụ thể trực tiếp bên dưới nó (trong trường hợp này là bốn subgroup, L / R và Sum out).

Output: Ở đây là trường hợp mà mỗi jack output XLR là balance, mỗi jack 1/4″ là unbalance. Lưu ý rằng vì không có nhãn bên dưới các jack output XLR, các hãng sản xuất trong trường hợp này cứ cho sự hiểu biết về những định dạng chuẩn là một phần bắt buộc của người sử dụng mixer. Thông thường, Subgroup output từ 1 đến 4 sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích taping (thu âm).

FX / Aux 1 & 2: Ở đây hai return được trang bị cho các hiệu ứng loop, có thể điều chỉnh bằng cách điều khiển nhãn tương tự trên mặt trước mixer. Giả định bình thường ở đây sẽ là chỉ có hai trong số aux. output sẽ được dùng cho các hiệu ứng. Hai cái khác, thông thường là các aux pre-fader, thường được dùng cho stage monitor send, vì vậy nó thường không cần return.

Monitor out: Trong trường hợp này chúng ta có thể cho rằng hợp lý nhất là các output mang nhãn Monitor Out không nói đến stage monitor send, vì hai lý do: Thứ nhất, thật tế là trong bốn aux dán nhãn là Aux. 1 đến 4 sẽ cho biết rằng thuật ngữ monitor trong trường hợp này nói đến một chức năng khác hơn là nó sẽ vào mixer với aux. output mang nhãn effects và monitor. Thứ hai, vị trí của nó, cùng head-phone output và Talkback-mic input, cho biết một dạng thức mà nó sẽ cho phép các mixer nhân đôi như là một recording mixer, với một monitor trong phòng điều khiển. Loại output này thường là một phiên bản line level của cùng một tín hiệu gửi đến headphone output.

TalkBack: Cái này này nói chung là input của micro balanced tiêu chuẩn, được chỉ định đến các aux pre-fader và kiểm soát được bởi một điều khiển có nhãn tương tự như phần master của mixer.

Figure 7-8.jpg
Hình 7.8: Cấu hình nối dây jack TRS (insert).

Chân Tip-Ring-sleeve của jack 1/4″ được sử dụng ở đây để xử lý hai line unbalanced, giống như kết nối của một headphone stereo chuẩn, (Đây là một dạng thức không tương thích với jack line TRS balanced sẽ mô tả trong chương 16). Như đã đề cập trước đây, nếu sách hướng dẫn sử dụng không hữu dụng, cần phải được thực hiện phương pháp cố gắng mày mò để biết thiết kế mixer chỗ nào là send và chỗ nào là return.

Cẩn thận ở đây, một số mixer dùng Tip là send, số khác dùng Tip là return.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Output phụ (Gởi đi) của mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Output phụ (Gởi đi) của mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

EQ Onboard của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer
Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp

Bộ suy giảm input của mixer

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Các dạng sóng phức tạp (Complex Waveforms)

Các dạng sóng phức tạp (Complex Waveforms)

Quan điểm về hệ thống thiết thực

Quan điểm về hệ thống thiết thực

Cộng hưởng (Resonance)

Cộng hưởng (Resonance)

Các loại thiết kế cơ bản của Equalizer

Các loại thiết kế cơ bản của Equalizer

Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của hệ thống âm thanh

Khái niệm về nguyên tắc cơ bản của hệ thống âm thanh

Micro và những cảm biến đầu vào khác

Micro và những cảm biến đầu vào khác

Mixer và các phụ kiện liên quan

Mixer và các phụ kiện liên quan

equalizers

Equalizers

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Bài viết gần đây

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Meter, PFL, Solo trong Mixer

Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi của Mixer

Nhiệm vụ của pan và submaster của Mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Input phụ, hiệu ứng trở lại của mixer

Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam

Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
Địa chỉ: Số 440 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 0949440440
Email: daotaoamthanh@gmail.com

Hỗ trợ


– Trang chủ

– Giới thiệu

– Tin tức

– Dịch vụ

– Đặt quảng cáo

– Liên hệ

Liên kết


– Saomai Audio

– Diễn đàn âm thanh

– Lắp đặt hệ thống âm thanh nhà thờ

– Lắp đặt hệ thống âm thanh

– Lắp đặt âm thanh phòng họp

– Lắp đặt âm thanh hội nghị

Khóa học


– Khóa học âm thanh cơ bản

– Khóa học âm thanh nâng cao

– Khóa học âm thanh chuyên sâu

– Khóa học phần mềm âm thanh

– Khóa học đào tạo chuyên gia âm thanh

– Khóa học đào tạo kỹ sư âm thanh

Copyright 2023 © Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam

No Result
View All Result
  • Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam
  • Giáo trình âm thanh chuyên nghiệp
  • Liên hệ

© 2023 Trung tâm đào tạo âm thanh lớn nhất Việt Nam