Như đã đề cập, EQ onboard rất khác nhau tùy theo thiết kế của mỗi mixer. EQ hai, ba, và bốn way tần số cố định (fix-frequency), và trong chừng mực nào đó, là bất cứ cái gì nhỏ hơn EQ fully parametric, từng có những hạn chế riêng về mặt nó có thể ảnh hưởng đến đặc tính của những âm thanh mà nó có nhiệm vụ phải kiểm soát.
Thật thú vị, những đặc điểm khác nhau thậm chí có thể có ảnh hưởng trên micro đang được sử dụng hiệu quả nhất đã đạt được những âm thanh đúng ý. Tại sao? Một trong nhiều thí dụ, nói âm thanh trống snare không đủ mập (fat, dầy) cho giác quan của chúng ta. EQ bốn band tần số cố định tiêu biểu sẽ cho ra tần số cut hay boost trong lĩnh vực sheving 60Hz hay 80Hz, và kiểm soát ở low-mid thường xoay quanh tần số 400Hz. Độ dầy của trống snare thường thấy tại khu vực 160-250Hz. Vì vậy, chúng ta phải boost low, nhưng bây giờ trống snare lại quá “ùm” (boomy) trong khoảng dưới 160Hz. Hay thử đưa xuống thấp? Độ dầy hoàn toàn biến mất, và núm kiểm soát low-mid lại ở tần số quá xa để giúp. Vì vậy, bây giờ có thể cần phải một micro khác, nếu có, được chọn để có âm thanh gần đúng ý muốn. Nếu chúng ta có một EQ có sweepable lower-mid, chúng ta có thể di chuyển EQ low-mid thấp xuống điểm 200Hz cần thiết hay giải tần giống vậy, và cần có sự điều chỉnh của chúng ta, nơi cần thiết. Tình huống này khá phổ biến, và chắc chắn là không giới hạn cho bất kỳ nhạc cụ hay loại giọng nói nào. (Có lẽ sẽ lý tưởng nếu chỉ đơn giản có thể chọn micro chính xác cho mỗi ứng dụng và không sờ đến EQ. Tuy nhiên, kỹ sư giàu kinh nghiệm nhất sẽ đồng ý không có vấn đề phải lựa chọn micro hay cách chỉ dùng một loại không đủ hoàn thành công việc, nếu không có EQ hiệu quả bổ sung vào).
Vấn đề là thế này. Chắc chắn, một EQ đơn giản ít có khả năng làm người vận hành thiếu kinh nghiệm lâm vào rắc rối. Tuy nhiên, tầm quan trọng của EQ onboard linh hoạt với một người vận hành có kinh nghiệm, có hai cái tai tốt không thể bị phóng đại.