Nhiệm vụ của crossover là để phân chia tín hiệu out-put của nó cho các mạch (circiut) riêng biệt, mỗi mạch bao gồm một band khá cụ thể hay là giải tần số. Điều này cho phép mỗi thiết bị loa cho ra các giải tần số mà nó hoạt động tốt nhất. Đồng thời, crossover giúp bảo vệ các yếu tố của loa không bị hư hại do hoạt động ngoài giới hạn của các giải tần đã ấn định cho nó.
Trong các thiết kế hệ thống âm thanh đơn giản cho đến trung bình, crossover có thể dễ dàng được cài đặt sau khi qua giai đoạn khuếch đại công suất. Trong hệ thống âm thanh cao cấp hơn hay tốt hơn, việc kiểm soát hoạt động được đặt ra, hệ thống âm thanh sẽ tăng hiệu quả bằng cách chia phổ âm thanh trước khi đến giai đoạn khuếch đại công suất. Loại thiết bị được gọi là một crossover chủ động (active crossorver) hay crossover điện tử (electronic crossover) và thiết bị cũ được gọi là crossover thụ động (passive crossover).
Mỗi cái đều có ưu điểm của nó. Passive crossover dùng ít các power amplifier hơn, dây nối giữa các thiết bị sẽ ít hơn, và nói chung là thuận tiện hơn cho người xử dụng. Active crossover, mặt khác, làm xử lý hiệu quả hơn tổng số các power amplifier và cho phép tinh chỉnh độ chính xác các điểm giao tần (crossover) dễ dàng hơn, và cũng có thể kiểm soát một số yếu tố khác liên quan đến việc phân chia các giải tần số. Thông thường, cả hai được xử dụng rất hiệu quả trong cùng một hệ thống, như minh họa trong hình 1.7.
Hình 1 -7 : Ứng dụng của crossover trong một hệ thống đơn giản.
(A) Passive crossover nội bộ, thường được gắn trong một tổ hợp nhiều thiết bị tiêu chuẩn.
(B) Hệ thống ampli đôi đơn giản, hai way với một active crossorver.
(C) Hệ thống hai way tiêu chuẩn, với loa siêu trầm (subwoofer). Các vấn đề liên quan đến xử dụng hệ thống này.